LIỆU PHÁP VAC (VACUUM – ASSISTED CLOSURE)

Điều trị vết thương mạn tính là một yêu cầu cấp thiết hiện nay trong các phương pháp điều trị nổi bật đó là liệu pháp VAC (hút áp lực âm) có vị trí quan trọng, việc lựa chọn phương pháp điều trị này mang lại những lợi ích có vị trí quan trọng hết sức thiết thực. Hút chân không hay còn gọi là băng kín hút chân không (Vaccum Assisted Closure – VAC)(*) là một liệu pháp điều trị ngoại khoa được đưa vào sử dụng tại Mỹ và các nước Tây Âu. Cơ chế của liệu pháp hút chân không khá đơn giản, đặt một miếng bọt xốp (foam) hoặc gạc (gauze) vào vết thương, sau đó dán phủ kín bằng những miếng dính trong, vết thương được dẫn lưu bằng máy hút chân không qua hệ thông ống dẫn kín nối từ miếng xốp hoặc gạc.

I. CHỈ ĐỊNH LIỆU PHÁP VAC

1. Vết thương cấp tính

▪ Vết thương do chấn thương

▪ Bỏng dày từng phần

▪ Có ghép mô

2. Vết thương bán cấp

▪ Vết mổ nứt nẻ

3. Vết thương mãn

▪ Loét do tiểu đường

▪ Loét do đè ép

▪ Loét do ứ trệ máu tĩnh mạch

II. CHỈ ĐỊNH DÙNG VAC

▪ Tình trạng vết thương hoá ác tính

▪ Viêm tuỷ xương không được điều trị nằm trong vết thương

▪ Mô hoại tử có hiện diện mô bẩn và mô bị bầm dập

▪ Lỗ dò chưa được thông

▪ Mạch máu hay cơ quan trong tình trạng dễ bị nhiễm trùng 

III. CÁC LƯU Ý KHI ÁP DỤNG LIỆU PHÁP VAC

▪ Chảy máu nhiều

▪ Khó cầm máu vết thương

▪ Liệu pháp chống đông

▪ Mảnh xương gãy hay bờ sắc

▪ Lỗ dò tại ruột

IV. NHỮNG LỢI ÍCH CHO NHÂN VIÊN

▪ Thích hợp trong tình huống khó theo dõi và quản lý những vết thương cấp và mãn

▪ Giảm số lần thay băng vết thương

▪ Cung cấp một môi trường làm lành vết thương ấm kín

▪ Giảm thể tích và mô chết của vết thưong

▪ Tập hợp và xác định lượng dịch vết thương

▪ Kích thích mô hạt

▪ Giảm tốt đa thời gian để hoàn tất việc đóng vết thương

V.  CÁC LỢI ÍCH CHO BỆNH NHÂN

▪ Giảm tối đa thời gian nằm viện

▪ Cho phép điều trị vết thương cho bệnh nhân ngoại trú

▪ Giảm số lần thay băng

VI. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG

▪ Loại bỏ lượng dịch dư ở mô kẻ và dịch trong khoang thứ ba

▪ Loại bỏ lượng dịch phù

▪ Phục hồi lưu lượng trong lòng mạch máu và mạch bạch huyết

▪ Tuần hoàn mao mạch được cải thiện

▪ Sự phân phối oxy và các chất dinh dưỡng được gia tăng

▪ Loại bỏ độc tố

▪ Giảm mật độ vi khuẩn và các khuẩn lạc

▪ Dòng chảy của hồng cầu và bạch cầu được cải thiện

▪ Giảm khuẩn lạc kỵ khí

▪ Tạo cho môi trường vết thương kín tạm thời             

▪ Giảm lượng mủ bề mặt và mùi hôi của vết thương

VII. DỤNG CỤ

▪ Dụng cụ thay băng vết thương

▪ Miếng bọt xốp vô khuẩn

▪ Một hệ thống hút gồm máy hút, bình chứa dịch hút, ống hút và đầu nối giữa miếng xốp và ống hút.

VIII. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

▪ Rửa sạch vết thương

▪ Đặt một miếng bọt xốp vô khuẩn lên bề mặt vết thương cắt sao cho vừa khít

▪ Đặt đầu nối với máy hút lên trên miếng xốp rồi băng kín lại

▪ Bật công tắc máy hút với áp lực – 125 mmHg, có thể hút liên tục hoặc ngắt quảng

▪ Theo dõi: số lượng, màu sắc, tính chất dịch; áp lực hút; tình trạng bệnh nhân

Sinh lý vết thương

Vết thương là sự phá hủy một tổ chức mô cơ thể, làm khởi phát quá trình lành vết thương nhằm phục hồi lại tính toàn vẹn ban đầu. Quá trình cơ thể làm lành vết thương bao gồm một trình tự phức tạp của các giai đoạn đan xen và chồng lấn lên nhau, bắt đầu với giai đoạn cầm máu và giai đoạn viêm, tiếp sau là giai đoạn tăng sinh với việc các sợi collagen (sợi protein tạo nên tính dẻo dai của da) tăng trưởng tại vị trí vết thương. Sự tăng trưởng của collagen thúc đẩy các mép vết thương kéo lại gần nhau. Các mao mạch mới được hình thành để mang chất dinh dưỡng và vật liệu phục vụ quá trình tăng sinh mô mới. Giai đoạn sau cùng là giai đoạn lành (tạo sẹo). Cơ thể tạo thêm nhiều collagen để gia cố và tái cấu trúc lại vết thương.

Vấn đề vết thương khó lành

Một vết thương có thể không lành nếu một trong các giai đoạn trên bị gián đoạn. Có 2 nhóm nguyên nhân cơ bản:

  • Vết thương trên bệnh lý nền như đái tháo đường (loét bàn chân do đái tháo đường), một số bệnh mạch máu (loét chân tĩnh mạch), bất động do tai biến mạch máu não, chấn thương cột sống (loét tỳ đè) [1].
  • Tổn thương cấp phức tạp, có biến chứng như bỏng sâu, bỏng do xạ trị, vết mổ bị nhiễm trùng

Các vết thương chậm lành, không lành hay lành nhưng có xu hướng tái diễn gây nên những sang chấn tâm l‎ý nặng nề, gia tăng gánh nặng tài chính và đặc biệt khiến bệnh nhân có nguy cơ cao bị tàn tật và tử vong.

  • 9 – 13% các bệnh nhân nằm viện bị loét do tỳ đè và có tới 87% các vết loét tỳ đè không thể lành trong vòng 2 tuần
  • Trên thế giới, cứ mỗi 30 giây lại có một bàn chân bị mất đi do ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường [1]

Các dưỡng chất đặc hiệu giúp tăng cường phát triển mô và quá trình lành vết thương

Trong thập niên qua, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng dinh dưỡng đầy đủ không chỉ dựa vào việc chúng ta cung cấp bao nhiêu năng lượng, mà còn ở khả năng của chúng ta cung cấp những dưỡng chất đặc hiệu. Ví dụ, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các acid amin (như glutamine), ngoài chức năng góp phần cấu trúc nên các protein của cơ thể, cũng có vai trò là các tín hiệu stress quan trọng khởi phát sự hoạt hoá các quá trình cơ bản bảo vệ tế bào sau một tổn thương [2], [5]. Ở người khỏe mạnh, cơ thể có thể tự tổng hợp các acid amin này; tuy nhiên, khi bị các bệnh lý cấp tính như chấn thương, phẫu thuật, nhiễm trùng hay bỏng, do có những thay đổi sâu sắc về chuyển hóa dẫn đến các kho dự trữ trong cơ thể bị thiếu hụt nhanh chóng, tác động đáng kể đến chức năng hoạt động tế bào, chức năng miễn dịch… thì các dưỡng chất này trở nên thiết yếu và cần phải được bổ sung từ ngoài vào. Chúng là các acid amin thiết yếu có điều kiện.

  • Beta-hydroxy-beta-methylbutyrate (HMB), một chất chuyển hóa của acid amin Leucine. HMB là một tiền chất cho các tế bào cơ tổng hợp cholesterol – cần thiết cho cấu trúc và tính toàn vẹn của màng cơ. HMB cũng đã được chứng minh có tác dụng điều tiết giảm tiến trình phân giải protein.
  • Arginine là một acid amin thiết yếu có điều kiện đóng vai trò then chốt trong quá trình tổng hợp mô cơ, phát triển tế bào miễn dịch và làm lành vết thương.
  • Glutamine là một acid amin thiết yếu có điều kiện đóng vai trò then chốt trong quá trình tổng hợp mô cơ và là một nguồn năng lượng quan trọng cho các tế bào phân chia nhanh như tế bào viêm – miễn dịch, các nguyên bào sợi bên trong vết thươn. Glutamine đã được chứng minh có tác dụng điều tiết tăng quá trình giải mã gien tổng hợp collagen.

Sự kết hợp HMB, arginine và glutamine đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm thiểu sự mất mô cơ và tăng cường sự tổng hợp mô mới. Nhiều loại vitamin, nguyên tố vi lượng cũng có các tác động quan trọng trên chức năng hệ miễn dịch, tổng hợp protein, tái tạo mô. Các vitamin và khoáng chất thường được bổ sung cho những người đang bị vết thương là vitamin A, C, E và kẽm.

Bên cạnh đó việc không tuân thủ chế độ tập luyện vừa đủ, dư cân béo phì, hay dùng những loại thức ăn nhanh, rượu bia, chất kích thích cũng gây cản trở việc lành vết thương mạn tính [2] [3] [4].

Để phòng tránh vết loét tiến triển xấu, cần giữ nhịp sống thoải và thường xuyên thay đổi tư thế không tự ý điều trị mà tranh thủ sự tư vấn của nhân viên y tế [6], [7]

  • Các khuyến cáo về nguyên nhân và cách phòng tránh vết thương mạn tính:

1. Tuân thủ điều trị các bệnh lý nội khoa đi kèm như: Đái tháo đường, các bệnh rối loạn chuyển hóa khác….

2. Hạn chế ăn những thức ăn chế biến sẳn (mì tôm, xúc xích…), thức ăn mặn, thức ăn chứa nhiều đường và chất kích thích ( rượu, bia, thuốc lá…)

3. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp, tránh dư cân béo phì.

4. Tập vận động thường xuyên và vừa sức.

5. Dinh dưỡng hợp lý, trong khẫu phần ăn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là chất xơ…..

6. Tránh tự điều trị, tranh thủ sự tư vấn của nhân viên y tế.

7. Giữ nhịp sống thoải mái và thường xuyên thay đổi tư thế.

8. Tránh tì đè vào vết loét mạn tính

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu được trích dẫn từ hướng dẫn qui trình kỹ thuật khám bệnh chữa bệnh chuyên ngành Bỏng (Ban hành kèm theo Quyết định số 638/QĐ-BYT ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

2. Nguyễn Việt Tiến (2010) – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đánh giá kết quả liệu pháp V.A.C điều trị vết thương lâu liền, lâu lành tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

3. Nguyễn Trường Giang (2011) – Bệnh viện Quân y 103. Kết quả bước đầu sử dụng liệu pháp V.A.C điều trị vết thương lâu liền tại Bệnh viện quân y 103.

4. Phạm Đăng Nhật (2012) – Bệnh viện Trung ương Huế. Kết quả bước đầu ứng dụng băng hút áp lực âm – Chế độ hút chu kỳ trong điều trị vết thương phần mềm tại Bệnh viện Trung ương Huế.

5. Argenta LC, Morykwas MJ. Vacuum-assisted closure: a new method for wound and treatment: clinical experience. Ann Plast Surg 1997; 38(6): 563-76; discussion 577.

6. Fleischmann W, Strecker W, Bombelli M, Kinzl L. Vacuum sealing as of soft tissure damage in open fractures. Unfallchirurg 1993; 96(9): 488-92.

7. Mullner et al (1997) (Mullner T, Mrkonjic L, Kwasny O, Vecsei V. The use of negative pressure to promote the healing of tissue defects: a clinical trial using the vacuum sealing technique. Br J Plast Surg 1997; 50(3):194-9./.

Trả lời

0888877115
Liên hệ