Nếu không được cung cấp máu hoặc oxy. Cứ mỗi giây trôi qua, có 32.000 tế bào não chết. Cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não bị chết. Cứ mỗi giờ trôi qua, số tế bào não chết tương ứng mất đi 3,6 năm tuổi thọ của người bình thường (đó là trong trường hợp người bệnh may mắn sống sót).
Như vậy, nếu càng đến viện sớm bao nhiêu thì tỉ lệ điều trị thành công càng cao bấy nhiêu. Thời gian vàng trong đột quỵ não là 4,5 giờ nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối (làm tan cục máu đông), hoặc trong 6-8 giờ lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não.
Nếu người bệnh được điều trị trong khoảng thời gian này hoặc sớm hơn thì hoàn toàn có cơ hội hồi phục, hạn chế tối đa biến chứng. Ngược lại nếu điều trị muộn hơn, việc điều trị rất khó khăn, cơ hội phục hồi sẽ thấp đi, khả năng tiên lượng tàn phế rất cao.
- Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ bằng quy tắc “FAST”
Face (mặt): Nhận biết dấu hiệu đột quỵ qua gương mặt người bệnh. Dựa vào tình trạng mặt bị mất cân đối hoặc một bên miệng bị méo, bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu “cười” để được quan sát rõ hơn.
Arm (tay): Bệnh nhân sẽ được yêu cầu giơ cả hai tay lên, sau khi kiểm tra bên nào yếu hơn hoặc rơi xuống trước thì bên đó được kết luận bị liệt.
Speech (nói): Nhận biết sự bất thường trong ngôn ngữ. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nói lặp lại một câu đơn giản nào đó. Nếu giọng nói không được tròn, rõ, không lưu loát hoặc không thể nói được thì đây chính là dấu hiệu bất thường của đột quỵ.
Time (thời gian): Bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ rất cao nếu xảy ra cả 3 dấu hiệu kể trên. Người xung quanh cần nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
- Những việc cần làm và không nên làm khi phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ
“Đột quỵ não – Thời gian là não” nghĩa là chúng ta phải chạy đua với thời gian để tới bệnh viện sớm nhất có thể khi có triệu chứng nghi ngờ.
J Những điều cần làm
- Gọi xe cấp cứu ngay lập tức, không để người bệnh té.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, đầu cao an toàn để bảo vệ đường thở và an toàn cho người bệnh.
- Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu, phản ứng của bệnh nhân như suy giảm ý thức, nôn mửa…
- Phải bình tĩnh: Cố gắng giữ bình tĩnh trong suốt quá trình chờ xe cấp cứu đến.
L Những điều cần tránh
- Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu.
- Không cho bệnh nhân ăn uống (đặc biệt tuyệt đối không sử dụng mẹo dân gian vắt chanh vào miệng bệnh nhân) vì có thể gây hít sặc vào đường hô hấp, tắc đường thở, rất nguy hiểm.
- Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
- Chúng ta không được phép để mất một giây phút nào để bnh nhân nằm bất động đợi chờ tự hồi phục hay tự điều trị theo “phương pháp dân gian truyền miệng”.
- Cách phòng tránh đột quỵ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu… Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
Tập thể dục hàng ngày: tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.
Giữ ấm cơ thể: nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.
Không hút thuốc lá: Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 – 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
¶ Đối với những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ.
¶ Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những cách nhận biết sớm và phòng tránh bệnh nhất là đối với những bệnh nhân có tiền sử bị đột quỵ, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu.
Bs. Cao Huỳnh Thiên Nhi
Phòng Kế hoạch tổng hợp BVĐK tỉnh.
Tin cùng chuyên mục:
THÔNG BÁO Số 19/TB-BVĐK ngày 10/01/2025 v/v chào giá mua thùng rác y tế có nắp, có bánh xe chuyên dụng
THÔNG BÁO Số 18/TB-BVĐK ngày 09/01/2025 về việc xin báo giá đơn vị cung cấp linh kiện, vật tư thiết bị y tế
THÔNG BÁO Số 17/TB-BVĐK ngày 08/01/2025 v/v thuê đơn vị tư vấn giám sát thi công thực hiện gói thầu thuê hệ thống phần mềm quản lý khám chữa bệnh – HIS
THÔNG BÁO Số 16/TB-BVĐK ngày 08/01/2025 v/v thuê đơn vị tư vấn quản lý dự án thực hiện gói thầu thuê hệ thống phần mềm quản lý khám chữa bệnh – HIS