Một thống kê cho thấy từ năm 1720 đến 2020, khoảng 100 năm nhân loại phải đối mặt với 01 loại dịch mới.
– Dịch hạch Marseille năm 1720 – 100.000 người chết.
– Dịch tả Ấn Độ năm 1820 – 100.000 người chết.
– Đại dịch cúm Tây Ban Nha 1920: 50 – 100 triệu người chết
– Năm 2020 tại Trung Quốc: dịch Covid -19.
I. Đường lây
Các Coronavirus lây nhiễm qua các đường sau:
– Lây nhiễm qua đường không khí thông qua việc người mắc bệnh hắt hơi và ho tạo giọt bắn.
– Tiếp xúc với người đang mang bệnh thông qua các cử chỉ thân mật như bắt tay, ôm hôn.
– Vô tình chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt mà không rửa tay sạch sẽ trước đó.
– Lây nhiễm qua đường phân, ô nhiễm phân, con đường này khá hiếm xảy ra.
– Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh [1].
II. Dấu hiệu nhiễm Covid-19 ở người
– Thời gian ủ bệnh 2 – 14 ngày, trung bình khoảng 5 ngày.
– Triệu chứng lâm sàng điển hình bao gồm:
– Sốt cao 39, 40 độ kéo dài liên tục 1 – 2 ngày
– Ho liên tục, ho khan
– Khó thở
– Cơ thể ớn lạnh
– Đau nhức toàn thân
– Mệt mỏi
– Suy hô hấp dẫn đến tử vong [1].
III. Điều trị
Hiện nay chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu cho coronavirus. Hầu hết những người mắc bệnh coronavirus thông thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, có thể làm một số điều để làm giảm các triệu chứng nếu có:
- Uống thuốc giảm đau và hạ sốt
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng hoặc tắm nước ấm để giúp giảm đau họng và ho
- Nếu bị bệnh nhẹ nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi tại nhà, tuyệt đối không đến những nơi tập trung đông người.
- Nếu các triệu chứng không giảm, nên liên hệ 1 trong các số điện thoại sau đây để được hướng dẫn:
- Những trường hợp nặng cần được chăm sóc đặc biệt tại khu vực cách ly sử dụng thông khí nhân tạo và oxy hóa màng ngoài cơ thể (ECMO) [1].
IV. Các biện pháp phòng ngừa
- Vệ sinh hô hấp
- Phòng ngừa chuẩn
- Phòng ngừa qua tiếp xúc và giọt bắn trong chăm sóc thường quy
- Ở cộng đồng:
+ Đeo khẩu trang và đi khám bệnh ngay khi có biểu hiện viêm đường hô hấp
+ Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trong ít nhất 30 giây, rửa tay nhiều lần trong ngày; sau khi ho; hắt hơi; sau khi tháo khẩu trang; sau khi tiếp xúc dịch tiết mũi họng, ho, hắt hơi của người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
+ Dùng khuỷu tay che mũi, miệng khi ho, hắt hơi
+ Dinh dưỡng đầy đủ
+ Thông thoáng nơi ở, vệ sinh sạch sẽ các bề mặt và các vật dụng thường xuyên tiếp xúc.
+ Tránh tụ tập đông người, tránh tiếp xúc với người bệnh và người đến từ vùng dịch tễ có nguy cơ lây nhiễm.
- Trong bệnh viện:
+ Tổ chức khu vực cách ly. Phòng cách ly được thông thoáng, có máy khử trùng bằng tia cực tím (loại treo tường)
+ Phòng ngừa cho người bệnh và khách đến thăm.
- Phòng ngừa cho nhân viên y tế:
+ Sử dụng PPE
+ Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trong ít nhất 30 giây, rửa tay nhiều lần trong ngày; sau khi ho; hắt hơi; sau khi tháo khẩu trang; sau khi tiếp xúc dịch tiết mũi họng, ho, hắt hơi của người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
+ Lập danh sách nhân viên làm việc ở khoa có bệnh nhân để theo dõi thường xuyên về lâm sàng và cách ly khi cần
+ Chống nhiễm khuẩn bệnh viện
+ Thực hiện nghiêm ngặt về xử lý chất thải và môi trường y tế [2].
Hiện chưa có vaccine phòng ngừa coronavirus. Dưới đây là khuyến cáo chung với người dân, khuyến cáo với những người đến và trở về từ các quốc gia đang có dịch xảy ra và khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng chống dịch như sau:
1. Tránh đi lại, du lịch nếu đang có sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời, chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.
2. Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm vào mắt, mũi miệng.
3. Khi ho, hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau sử dụng khăn giấy, hãy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay.
4. Nếu thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch, thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt, ô tô và tìm đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
5. Chỉ sử dụng các loại thực phẩm đã được nấu chín.
6. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.
7. Đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh [3], [4].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế – Cục Quản lý Khám chữa bệnh (http://kcb.vn/vanban/tai-lieu-tap-huan-covid-19)
2. Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa bổ sung trong các cơ sở khám chữa bệnh Ban hành kèm theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012 của Bộ Y tế.
Tin cùng chuyên mục:
DANH SÁCH NGƯỜI THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SÓC TRĂNG
LỊCH TRỰC TUẦN TỪ NGÀY 18/11/2024 ĐẾN HẾT NGÀY 24/11/2024
QUYẾT ĐỊNH Số 1261/QĐ-BVĐK ngày 15/11/2024 về việc hủy kết quả trúng tuyển
THÔNG BÁO Số 350/TB-BVĐK ngày 13/11/2024 về việc chào giá cung cấp hàng hóa, dịch vụ