Mạch máu ngoại biên (mạch máu ngoại vi) là một phần của hệ thống tuần hoàn bao gồm các tĩnh mạch và động mạch nằm xa tim hoặc bụng, tức là các mạch máu đưa máu và chất dinh dưỡng đến các chi như tay, chân. Bệnh mạch máu ngoại biên (bệnh mạch máu ngoại vi) xảy ra khi thành mạch tại đây bị tổn thương, có những mảng xơ vữa hoặc huyết khối làm tắc nghẽn, cản trở quá trình vận chuyển máu giàu oxy đến các chi và có thể ảnh hưởng đến động mạch cung cấp máu cho vùng đầu. Thông thường bệnh mạch máu ngoại vi sẽ làm tổn thương tại động mạch ở vùng tiểu khung, chân và bàn chân. Mặc dù không bao gồm các tổn thương ở động mạch cảnh (động mạch đưa máu lên não) hay động mạch vành (động mạch đưa máu đến tim) nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc bệnh về mạch máu ngoại biên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng có chiều hướng tăng, đa phần phải chuyển lên tuyến trên mới có thể điều trị bằng kỹ thuật can thiệp. Chính vì điều đó, với sự quyết tâm của Ban Giám đốc và đội ngũ nhân viên của Bệnh viện, sáng ngày 10/10/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng đã triển khai kỹ thuật can thiệp mạch máu ngoại biên với sự hỗ trợ chuyên môn từ ekip của TS.BS. Trần Thanh Vỹ – Trưởng Khoa Phẫu thuật tim mạch lồng ngực – Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại buổi triển khai kỹ thuật mới, TS.BS. Trần Thanh Vỹ chia sẻ: “Đây là một bước đi đúng của Ban Giám đốc và tập thể Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng. Trước tình hình bệnh về mạch máu ngoại biên ngày càng tăng cao, tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trung ương là không thể tránh khỏi. Nếu như Bệnh viện tuyến tỉnh triển khai được kỹ thuật này sẽ giúp ích rất nhiều cho người dân”.
BSCKI. Thạch Khuôn – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng vui mừng chia sẻ: “Ban Giám đốc và tập thể Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng đã ấp ủ triển khai kỹ thuật can thiệp mạch máu ngoại biên từ lâu. Đây là một kỹ thuật hết sức cần thiết và quan trọng đối với việc điều trị các bệnh lý về mạch máu ngoại biên và đặc biệt là hoại tử chi do biến chứng của bệnh lý tiểu đường hay thường gặp tại Bệnh viện. Nhờ kỹ thuật này, sẽ giúp cho bệnh nhân được sử dụng phương pháp điều trị hiện đại và hạn chế phải cắt bỏ chi, gây tàn phế suốt đời”.
Đối với những người gặp phải tình trạng xơ vữa mạch máu ngoại vi với các biểu hiện điển hình như: chuột rút ở vùng đùi, hông và bắp chân khi đi bộ, leo cầu thang hoặc dồn sức. Triệu chứng này sẽ đỡ khi nghỉ ngơi; cảm giác đau ở cơ, không phải ở khớp như các bệnh lý xương khớp; xuất hiện đau, tê bì ở bàn chân, bàn tay, … Nếu các mảng xơ vữa hoặc cục máu đông lớn, người bệnh sẽ trải qua cảm giác đau, khó chịu tăng lên như: đau chân không đỡ kể cả khi nghỉ ngơi do máu chậm hoặc không thể di chuyển xuống chân; vết thương ở chân hoặc bàn chân khó lành; vị trí bị tắc nghẽn lạnh hơn so với vị trí còn lại hoặc lạnh hơn so với phần chi phía trên; có thể bị hoại tử chi, … thì nên nhanh chóng đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SÓC TRĂNG
Tin cùng chuyên mục:
THÔNG BÁO Số 346/TB-BVĐK ngày 12/11/2024 về việc xin báo giá đơn vị cung cấp linh kiện cho 01 máy gây mê kèm giúp thở (Model Avance CS2, serial APKV01111), 01 máy gây mê kèm giúp thở trẻ em (Model Avance CS2, serial APKV01113)
LỊCH TRỰC TUẦN TỪ NGÀY 11/11/2024 ĐẾN HẾT NGÀY 17/11/2024
THÔNG BÁO Số 342/TB-BVĐK ngày 08/11/2024 về việc xin báo giá đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa thiết bị y tế
THÔNG BÁO Số 340/TB-BVĐK ngày 08/11/2024 về việc xin báo giá đơn vị cung cấp Linh kiện thay thế sửa chữa Hệ thống CT Scanner 128 lat1, Hệ thống chụp mạch máu xóa nền một bình diện DSA loại treo trần, Máy hấp tiệt trùng 578 lít