BẢN TIN THÔNG TIN THUỐC SỐ 2

Cập nhật tính an toàn của kháng sinh nhóm Quinolon, Floroquinolon

Theo công văn số 5785/QLD-ĐK của Cục Quản Lý Dược ngày 24-05-2021

Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc BYT:

1/ Thông báo cho các cán bộ y tế về tính an toàn, hiệu quả của kháng sinh nhóm Quinolon, Floroquinolon.

2/ Tăng cường theo dõi, phát hiện, xử trí các trường hợp xảy ra phản ứng có hại liên quan đến kháng sinh nhóm Quinolon, Floroquinolon và gửi báo cáo ADR về Trung Tâm DI & ADR quốc gia.

1/ Danh mục kháng sinh nhóm Quinolon, Floroquinolon tại bệnh viện:

STT Tên Hoạt Chất Tên Thương Mại ĐVT Nồng Độ/ Hàm lượng
1 Ofloxacin Ofloxacin Viên 200mg
2 Ciprofloxacin Scannax 500 Viên 500mg
3 L- Stafloxin 500 Levofloxacin Viên 500mg
4 Ciprofloxacin Proxacin 1% Chai/  lọ 200mg/20ml
Basmicin 200 Lọ 200mg/20ml
Ciprofloxacin Kabi Chai 200mg/100ml
Ciprobay IV Inj 200mg 100ml Lọ 200mg/100ml
5 Levofloxacin Goldvoxin Lọ/ Túi 250mg/50ml
Tavanic Chai 500mg/100ml
6 Moxifloxacin Biviflox Lọ 400mg/250ml
Avelox Inj 400mg/ 250ml 1’s Chai/Lọ 400mg/250ml

 

2/ Sử dụng fluoroquinolon trong điều trị:

* Chỉ định điều trị của fluoroquinolon ở người trưởng thành:

Do khả năng phân bố tốt vào các mô cơ quan khác nhau, bao gồm cả dịch não tủy, nên fluoroquinolon có thể được chỉ định cho nhiều vị trí nhiễm khuẩn khác nhau: Nhiễm khuẩn hô hấp, Nhiễm khuẩn da, mô mềm, Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, Nhiễm khuẩn xương khớp.

* Sử dụng trên đối tượng đặc biệt

Nhìn chung, các kháng sinh quinolon được FDA khuyến cáo không nên dùng đối với người bệnh dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai, người mẹ đang cho con bú, trừ khi thật cần thiết và lợi ích của việc dùng thuốc lớn hơn các rủi ro, các nguy cơ được báo cáo chủ yếu liên quan đến tổn thương sụn khớp.

Trên bệnh nhân suy gan không cần hiệu chỉnh liều kháng sinh fluoroquinolon (ngoại trừ moxifloxacin thải trừ qua gan nên cần thận trọng). Trên bệnh nhân suy thận, hiệu chỉnh liều là cần thiết vì các kháng sinh này thải trừ chủ yếu qua thận, nâng cao khoảng cách liều là phương pháp phổ biến.

* Chuyển từ đường tiêm sang đường uống

Chuyển đổi từ đường tiêm sang đường uống được khuyến khích ở người bệnh trưởng thành đáp ứng được các tiêu chí sau:

– Dấu hiệu sinh tồn ổn định và đang tiến triển tốt (huyết áp tâm thu > 90mmHg, không cần bù dịch hoặc dùng thuốc vận mạch);

– Các triệu chứng của nhiễm trùng cải thiện tốt hoặc không còn (không sốt, nhiệt độ < 38,30C và không cần dùng thuốc hạ nhiệt trong ít nhất 24h)

– Đường tiêu hóa không bị tổn thương và ổn định về mặt chức năng;

– Bệnh nhân không nôn và có thể uống được;

– Không có chống chỉ định của kháng sinh uống liên quan đến loại nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn huyết nặng, nhiễm trùng mô sâu, nhiễm trùng khớp, thần kinh…)

– Có sẵn kháng sinh đường uống phù hợp để thay thế tại bệnh viện.

Hầu hết các fluoroquinolon có sinh khả dụng cao và có thể chuyển đổi giữa đường tiêm và đường uống, liều đường uống khuyến cáo chuyển đổi như sau:

Kháng sinh tĩnh mạch Kháng sinh đường uống
Levofloxacin IV 500mg/12h hoặc 750mg/24h Levofloxacin PO 500mg/12h hoặc 750mg/24h
Moxifloxacin IV 400mg/24h Moxifloxacin PO 400mg/24h
Ciprofloxacin IV 400mg/12h Ciprofloxacin PO 500mg/12h

 

3/ Phản ứng có hại cần lưu ý của kháng sinh Quinolon, Floroquinolon:

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn quản lý sử dụng kháng sinh, ban hành kèm theo quyết định số 5631/QĐ-BYT ngày 31/12/2020.
  2. Cục Quản lý dược (2021), Thông báo về việc cung cấp thông tin liên quan đến tính an toàn của kháng sinh nhóm quinolon, fluoroquinolon ban hành ngày 24/5/2021.

Thời điểm dùng thuốc điều trị đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tùy từng tình trạng, giai đoạn phát triển bệnh đái tháo đường mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác nhau.

Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Nhưng một điều đáng khả quan, có tới 70% trường hợp ĐTĐ típ 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường luyện tập thể lực.

Trên thực tế, khoảng một nửa số người mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát được đường huyết. Một trong những yếu tố góp phần chính là việc không tuân thủ dùng thuốc, có thể dẫn đến một loạt các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm giảm hiệu quả điều trị, tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, tăng nguy cơ nhập viện và tử vong.

Trong hình là bảng tổng hợp về thời điểm dùng thuốc điều trị đái tháo đường mà người bệnh cần lưu ý, đặc biệt là những thời điểm liên quan đến bữa ăn để đảm bảo tác dụng tốt nhất của thuốc.

Đường dùng Thuốc Thời điểm dùng Ghi chú
Đường uống Nhóm Biguanide    
Metformin

(GLUDIPHA 500, GLUDIPHA 850, INDFORM 850, Metformine EG 1000mg, METSAV 1000)

Uống vào các bữa ăn  
Dạng phối hợp với Biguanide    
Vildagliptin + Metformin

(Galvus MET 50mg/1000mg)

Uống vào các bữa ăn  
Sitagliptin + Metformin

(Janumet 50mg/ 850mg)

Uống vào các bữa ăn  
Glimepirid + Metformin

(COMIARYL 2MG/500MG)

Uống  ngay trước bữa ăn hoặc trong bữa ăn  
Nhóm Sulfonylurea    
Glimepirid

(MEYERGLIRID, SAVIPIRIDE 4)

Uống  ngay trước bữa ăn hoặc trong bữa ăn sáng  
Nhóm ức chế enzym DDP-4    
Sitagliptin

(SITAGIBES 50)

Không phụ thuộc bữa ăn  
Vildagliptin

(Galvus 50mg)

Không phụ thuộc bữa ăn  
Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri- Glucose    
Dapagliflozin

(Forxiga Tab 5mg, Forxiga Tab 10mg)

Không phụ thuộc bữa ăn  
  Insulin    
Tiêm dưới da (bụng, đùi, cánh tay) Insulin người tác dụng nhanh,  ngắn

(ACTRAPID (lọ))

Tiêm trước ăn (trong vòng 30 phút sau khi tiêm nên có bữa ăn chính hoặc ăn nhẹ) Trước khi mở:

* Bảo quản nhiệt độ: 2°C – 8°C, không để đông lạnh.

* Giữ lọ thuốc trong hộp để tránh ánh sáng, tránh để nơi nhiệt độ quá cao.

Sau khi mở: 6 tuần ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh nóng và ánh sáng.

* Nếu không kiểm soát nhiệt độ, lọ đã sử dụng có thể được bảo quản trong tủ lạnh nhiệt độ 2°C – 8°C. Tuy nhiên trước khi tiêm cho bệnh nhân nên làm ấm lọ Insulin.

Insulin người tác dụng trung bình, trung gian

(INSULATARD (lọ))

15-30 phút trước bữa ăn Trước khi mở:

Nhiệt độ 2°C – 8°C, không để đông lạnh, tránh nguồn nhiệt hay ánh sáng quá mức. Giữ lọ thuốc trong hộp carton để tránh ánh sáng

Sau khi mở:

* Khi đang sử dụng, hạn dùng là 6 tuần khi bảo quản dưới 25°C hoặc 4 tuần khi bảo quản dưới 30°C.

* Nếu không kiểm soát nhiệt độ,  lọ đã sử dụng có thể được bảo quản trong tủ lạnh nhiệt độ 2°C – 8°C. Tuy nhiên trước khi tiêm cho bệnh nhân nên làm ấm lọ Insulin.

Insulin analog tác dụng chậm, kéo dài (Glargine, Detemir, Degludec)

(LANTUS (lọ) , LANTUS SOLOSTAR (bút))

Cùng 1 thời điểm mỗi ngày Trước khi mở:

* Bảo quản nhiệt độ: 2°C – 8°C. Không để đông lạnh (36 tháng kể từ ngày sản xuất)

* Giữ nguyên bút tiêm trong hộp để tránh ánh sáng.

Sau khi mở:

* 4 tuần ở nhiệt độ không quá 30°C, tránh nóng và ánh sáng.

* Bút tiêm đang sử dụng không nên bảo quản trong tủ lạnh.

Insulin người trộn, hỗn hợp

(MIXTARD 30 FLEXPEN (bút))

15-30 phút trước bữa ăn Trước khi mở:

* Bảo quản nhiệt độ: 2°C – 8°C. Không để đông lạnh.

* Giữ nguyên bút tiêm trong hộp để tránh ánh sáng.

Sau khi mở:

* 6 tuần ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh nóng và ánh sáng.

* Bút tiêm đang sử dụng không nên bảo quản trong tủ lạnh.

 

Tài liệu tham khảo:

  1. BYT (2017), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2.
  2. Dược thư quốc gia Việt Nam (2018)
  3. Tờ Hướng Dẫn Sử Dụng của Nhà Sản Xuất

Để lại một bình luận

0888877115
Liên hệ