1. GIỚI THIỆU CHUNG

* Địa điểm trụ sở chính:

Tầng trệt khu C – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng. Số 378, Lê Duẫn, phường 9, Tp. Sóc Trăng

Điện thoại: 02993 825 379 ; Số nội bộ 426 – 427 – 428 – 429 

* Quá trình thành lập và phát triển

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng được củng cố từ tháng 11/2009 trên cơ sở Khoa Chống nhiễm khuẩn củ. Khoa hoạt động chuyên trách toàn thời gian về các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Đến tháng 12/2016 chuyển địa điểm về cơ sở Bệnh viện mới và hoạt động cho đến nay.

* Khoa gồm ba bộ phận

    – Tổ hành chính – giám sát

  • Tổ tiếp liệu thanh trùng

– Tổ nhà giặt – xử lý chất thải.

* Lãnh đạo khoa :

Trưởng khoa: Bs CKII. Nguyễn Thanh Nhàn

Điều dưỡng trưởng: CNĐD. Nguyễn Thị Nhanh

* Nhân sự: 

                  01 Bác sỹ chuyên khoa 2

                  02 Cử nhân điều dưỡng

                  07 Điều dưỡng trung học

                  11 Nhân viên phục vụ 

  1. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

– Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm để trình Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm định trước khi Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.

– Xây dựng các quy định, quy trình KSNK trên cơ sở các quy định, hướng dẫn  của Bộ Y tế trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.

– Phối hợp các khoa, phòng liên quan giám sát công tác KSNK; điều tra, báo cáo các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện và đề xuất giải pháp can thiệp; theo dõi và báo cáo tình hình vi khuẩn kháng thuốc.

– Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt ủi; cung cấp dụng cụ vô khuẩn, đồ vải cho toàn Bệnh viện.

– Quản lý, báo cáo các trường hợp phơi nhiễm, tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

– Tuyên truyền, huấn luyện, nghiên cứu khoa học về KSNK.

– Kiểm tra, đôn đốc cán bộ viên chức, học sinh, người bệnh, người nhà người bệnh thực hiện đúng quy định KSNK trong công tác khám chữa bệnh.

  1. TRANG THIẾT BỊ

 – Máy tiệt khuẩn nhiệt độ cao: 02

  • Máy sấy nhiệt độ cao: 02

          – Máy phun sương khử khuẩn môi trường không khí: 01

– Máy hàn bọc ép tiệt khuẩn: 02

– Máy cắt ép bọc: 02

– Máy rửa dụng cụ: 02

– Hệ thống làm mềm nước: 01

– Máy giặt công nghiệp cửa trước 35kg: 02 
          – Máy vắt, sấy công nghiệp 32kg: 02

  • Máy ủi công nghiệp: 02
  • Máy may: 01.
  • Hệ thống lưu trữ, xử lý chất thải rắn, lỏng y tế: 01
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

Các hoạt động KSNK ngày càng được chuẩn hóa, trở thành các hoạt động thường quy, nề nếp tại tất cả các khoa phòng.

  • Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Giám đốc bệnh viện, mở 01 lớp tập huấn “ kiến thức, thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn”.

– Tổ chức điều tra, giám sát và thống kê liên tục và thường xuyên về tỷ lệ NKBV, tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay tại các khoa/phòng trong toàn bệnh viện.

-Thiết lập hệ thống giám sát chủ động, phối hợp với khoa vi sinh và các khoa/phòng trong việc giám sát lệ mắc mới NKBV. Thông báo tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện trong các báo cáo hàng tháng, quý, năm.

– Phối hợp với khoa Vi sinh và khoa lâm sàng thực hiện giám sát, điều tra và theo dõi vi khuẩn đa kháng thuốc.

– Phát động chương trình vệ sinh tay trong toàn bệnh viện.

– Xây dựng và cập nhật các quy trình về xử lý, tiệt khuẩn, khử khuẩn dụng cụ, sử dụng hoá chất tiệt khuẩn, khử khuẩn trong bệnh viện. Quản lý đồ vải tập trung

– Cấy vi sinh theo định kỳ các khoa hồi sức và một số khoa, phòng có nguy cơ cao khác. Xử lý khử khuẩn không khí, bề mặt khu vực các phòng mổ khoa Phẫu thuật-gây mê hồi sức, các khoa hồi sức tích cực …..

– Giám sát việc phân loại và quản lý chất thải trong bệnh viện bằng bảng kiểm.

– Triển khai thực hiện phòng ngừa chuẩn, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân và tiêm an toàn…cho toàn bộ cán bộ nhân viên.

  1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Thực hiện nghiêm túc Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ y tế và các hướng dẫn bổ sung về công tác KSNK.

– Điều tra NKBV chủ động, liên tục, toàn diện.

– Quản lý NKBV qua hệ thống mạng nội bộ

– Quản lý người bệnh nhiễm vi khuẩn đa kháng

– Cung cấp tất cả các bộ dụng cụ chuẩn trong các quy trình chăm sóc bệnh nhân.

– Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học.

– Quản lý theo bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện