1. Tầm quan trọng của giấc ngủ
Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Ngủ để phục hồi lại sức khỏe. Điều này cực kỳ cần thiết để cho cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống.
Rối loạn giấc ngủ là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính do nhiều nguyên nhân khác nhau.
1.1. Mất ngủ
Mất ngủ có thể gây ra như: quên, mệt mỏi, chán ăn, giảm khả năng học tập, giảm cân nặng, giảm thân nhiệt, có thể dẫn tới tử vong. Mất ngủ kéo dài cũng có thể dẫn đến rối loạn hành vi, ảo giác và hoang tưởng.
Ở một số người, mất ngủ có thể thoáng qua khi thay đổi điều kiện sống. Mất ngủ cũng có thể bền vững do các stress. Trong trầm cảm nặng, thường bắt đầu bằng mất ngủ và không cần điều trị mất ngủ.
1.2. Yếu tố bên ngoài
- Căng thẳng trong công việc hoặc tài chính.
- Xung đột với người xung quanh.
- Sự cố lớn trong cuộc sống.
- Mệt mỏi do công việc hoặc làm việc theo ca kíp.
1.3. Mắc các bệnh nội khoa
- Tim mạch: mạch vành, loạn nhịp tim, suy tim.
- Hô hấp: hen phế quản, ngưng thở khi ngủ.
- Đau mạn tính.
- Bệnh nội tiết: đái tháo đường, cường giáp.
- Tiêu hóa: viêm – loét dạ dày, viêm dạ dày – thực quản trào ngược.
- Thần kinh: Parkinson, động kinh.
- Phụ nữ đang mang thai.
- Tâm thần kinh: Rối loạn tính cách (trầm cảm, loạn thần), rối loạn lo âu, hội chứng cai thuốc, rượu.
Mất ngủ do sử dụng một số thuốc: chống động kinh, hạ huyết áp nhóm ức chế giao cảm, lợi tiểu hoặc nhóm steroid, thuốc hưng phấn thần kinh.
1.4. Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn giấc ngủ
Áp lực lớn của xã hội công nghiệp, môi trường sống thay đổi và do kinh tế khiến con người căng thẳng quá mức hay những bức xúc về xã hội, công việc, khủng hoảng tâm lý, tình cảm, stress mạnh.
Thống kê cho thấy 80% số bệnh nhân đến khám đều mắc rối loạn giấc ngủ với các triệu chứng ngáy, ngưng thở khi ngủ, 5% trong số đó là nặng.
Những người làm công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ, căng thẳng rất dễ bị mắc bệnh này. Nhiều nhất là các nhà quản lý, nhà kinh doanh, công nhân kỹ thuật, người làm việc liên tục với máy tính, lái xe…
2. Phòng ngừa rối loạn giấc ngủ
Như tạo thói quen thức ngủ đúng giờ, tránh các căng thẳng tâm lý, cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý, hài hoà tránh quá mức.
Ngoài ra có thể áp dụng các liệu pháp tâm lý (cần có sự hỗ trợ của các nhà tâm lý, thầy thuốc) như thư giãn, luyện tập, âm nhạc,…
Chỉ sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ khi các phương pháp trên không có hiệu quả. Khi sử dụng phải có sự chỉ định của thầy thuốc. Không nên tự ý dùng thuốc ngủ vì có thể có tác dụng phụ hoặc lệ thuộc (nghiện) đặc biệt là các thuốc hướng thần.
- Dù có mất ngủ cũng nên nằm trên giường với thời gian bằng thời gian ngủ được trước khi bị mất ngủ.
- Không sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu…) vào buổi chiều.
- Tránh ngủ nhiều ban ngày.
- Tập thể dục buổi sáng đều đặn (có thể tập những bài nặng).
- Tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe radio quá to, đọc sách quá hay, xem những phim đòi hỏi phải chú ý theo dõi sát sao…
- Trước khi đi ngủ khoảng 20 phút, nên tắm nước ấm.
- Tránh những bữa ăn quá thịnh soạn hay khó tiêu gần giờ đi ngủ.
- Tập những bài thể dục nhẹ có tính chất thư giãn trước khi ngủ.
- Phòng ngủ thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh.
Nguồn. Phác đồ điều trị Bệnh viện Tâm thần TPHCM
Tin cùng chuyên mục:
THÔNG BÁO Số 358/TB-BVĐK ngày 20 tháng 11 năm 2024 Về việc chào giá thay thế linh kiện thang máy C2 cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ TÀI SẢN